Khoa học đã chứng minh mối liên hệ chặt chẽ giữa căng thẳng, rối loạn lo âu và táo bón. Ngoài ra, khi một người bị căng thẳng, họ có nhiều khả năng ăn một chế độ ăn uống không lành mạnh, ít tập thể dục hoặc ngủ ít hơn. Những yếu tố này đều có thể là nguyên nhân dẫn đến táo bón.
Những ảnh hưởng của căng thẳng lên hệ tiêu hóa
Căng thẳng trong công việc
Xã hội ngày càng phát triển đồng nghĩa với gia tăng sự cạnh tranh, áp lực nhiều hơn. Mọi người đều dành nhiều thời gian cho công việc, điều này đôi khi gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tiêu hóa. Khi căng thẳng, cơ thể giải phóng một số hormone, đóng vai trò trong phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy”. Nó khiến cơ thể thay đổi lưu lượng máu từ ruột đến các cơ quan quan trọng như tim, phổi và não. Kết quả là nhu động ruột chậm lại và táo bón có thể xảy ra.
Căng thẳng cảm xúc
Căng thẳng với các mối quan hệ cá nhân đôi khi có thể khiến cơ thể bạn phản ứng, bao gồm cả việc bắt đầu táo bón do căng thẳng cảm xúc. Nếu bạn đang trải qua căng thẳng về cảm xúc hoặc công việc, hoặc một giai đoạn khó khăn, tất cả đều có thể ảnh hưởng nặng nề đến hệ thống tiêu hóa của bạn.
Lo âu, trầm cảm
Lo lắng và trầm cảm đã được chứng minh là có liên quan đến các rối loạn chức năng đường tiêu hóa như táo bón. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cao những người lo lắng bị táo bón. Nếu các triệu chứng lo lắng hoặc trầm cảm xuất hiện, chúng tôi khuyên bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Rối loạn giấc ngủ
Khi cơ thể không được nghỉ ngơi, phản ứng có thể được cảm nhận ở bụng – có thể cảm thấy đầy hơi, chướng bụng hoặc chỉ là khó chịu chung. Đây là những tác dụng phụ điển hình mà rối loạn giấc ngủ hoặc thiếu ngủ có thể gây ra đối với chức năng ruột, bao gồm cả táo bón. Vì vậy, nghỉ ngơi đầy đủ có vai trò quan trọng và một giấc ngủ sâu, chất lượng là vô cùng cần thiết đối với sức khỏe nói chung cũng như sức khỏe tiêu hóa
Cơ chế ảnh hưởng của căng thẳng lên chức năng tiêu hóa
Khi bạn đang trải qua mức độ căng thẳng cao, cơ thể bạn sẽ giải phóng một loại hormone gọi là epinephrine (hoặc adrenaline). Đây là những gì được giải phóng khi cơ thể chúng ta cần một phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy”. Để làm điều này, cơ thể chuyển sang chế độ sinh tồn, tăng lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng như tim, phổi hoặc não. Khi đó, lưu lượng máu đến ruột giảm và nhu động ruột có xu hướng chậm lại và gây táo bón.
Khoa học đã phát hiện ra rằng toàn bộ hệ thống thần kinh điều hành đường tiêu hóa. Những dây thần kinh này được tạo thành từ hàng triệu tế bào thần kinh kiểm soát quá trình tiêu hóa thức ăn. Trong trạng thái căng thẳng và lo lắng, sự gián đoạn kết nối ENS-não (trục ruột-não) làm giảm khả năng vận động (tốc độ vận chuyển thức ăn) qua đường tiêu hóa, dẫn đến táo bón.
Trong thời gian căng thẳng, bạn có thể cảm thấy chướng bụng hoặc đầy hơi. Điều này có thể được gây ra bởi tính thấm của ruột, cho phép các hợp chất gây viêm xâm nhập vào ruột. Căng thẳng có thể tạo ra các tình trạng này trong cơ thể bạn, khiến bạn khó chịu
Khắc phục trạng thái căng thẳng
Để khắc phục, giảm trạng thái căng thẳng, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau:
- Tối ưu hóa hiệu suất làm việc, học tập, tập trung hết khả năng để hoàn thành công việc sớm nhất, qua đó, tăng thời gian dành cho nghỉ ngơi hay thư giãn. Làm bất cứ điều gì làm bạn bình tĩnh lại và làm cho bạn cảm thấy tốt hơn.
- Vận động hợp lý: Cơ thể của bạn cần phải di chuyển và duy trì hoạt động. Chỉ cần bắt đầu bằng cách đi bộ nửa giờ ba lần một tuần sau đó, bạn có thể tham gia các môn thể thao như bơi lội, tennis, tập yoga… điều này có thể giúp bạn giải tỏa bớt căng thẳng
- Những hành động đơn giản có thể tạo ra sự khác biệt lớn và giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn: thư giãn với bồn tắm, bản nhạc hoặc cuốn sách yêu thích của bạn… Nói cách khác: dành một chút thời gian để lùi lại và giải phóng tâm trí của bạn từ ngày này sang ngày khác.
- Trò chuyện với bạn bè, gia đình, thường xuyên gặp gỡ mọi người cũng là giải pháp hiệu quả
Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trầm trọng và nghi ngờ có dấu hiệu của trầm cảm, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa hay chuyên gia tâm lý để được tư vấn cụ thể.
Nguồn tham khảo: https://www.dulcolax.com/pt-pt/causas-de-prisao-de-ventre/causas-stress